Thứ Bảy, 16 tháng 7, 2011

Đốn bỏ cái gốc của sự khổ đau và kiếm tìm hạnh phúc

Khi còn học mẫu giáo, cô giáo thường hỏi học sinh:

- Mưa để làm gì?

Và học sinh đáp lại:

- Mưa để nhà nông làm rộng.

Một học sinh thấy vậy liền cười hỏi lại cô:

- Ngoài biển có ai làm ruộng đâu, sao trời vẫn cứ mưa?

Không ai trả lời được. Tại sao vậy, đơn giản bởi phần
lớn ông bà chúng ta gắn bó với nghề nông nhiều hơn nghề biển, cho nên chúng ta
cứ nghĩ trời mưa là để làm ruộng, trời nắng là để phơi lúa v.v... Tất cả mọi
thứ sinh ra trên thế gian này cũng để dành cho chúng ta hết. Nên nhà nông làm
ruộng gặp hạn hán cũng như ngư dân ra khơi gặp bão lớn lại than trời trách đất
không thương chúng sinh. Do chấp ngã hay cái tôi cá nhân mà mọi người nói bậy
nói càn động đến đấng tự nhiên vô hình chung, bởi theo cái vòng tuần hoàn của
tự nhiên nước bốc hơi rồi ngưng tụ mới thành mưa thành thử ra cứ nghĩ rằng mọi
thứ thuộc về tự nhiên là đều vì lợi ích của con người. Cứ nghĩ rằng mọi thứ
phải quy phục con người, trời đất thiên nhiên cũng phải quy về hướng mình, muốn gì ở tự nhiên; tự nhiên phải đáp ứng, mà không đạt được như ý thì sinh buồn giận tất
cả đều là nguyên nhân dẫn đến khổ đau. Mà  không ai hiểu rằng vô vi nhi trị, cai
trị theo lẽ tự nhiên là cái gốc của sự thành công.

Gốc rễ tạo nên cây trái, gốc rễ của sự đau khổ tạo nên khổ đau
Cô giáo lại hỏi học sinh:

- Con chó nuôi để làm gì, con gà nuôi đề làm gì, con
trâu nuôi để làm gì v.v...?

Học sinh chúng đáp:

- Con chó để giữ nhà, gà để gáy sáng, trâu để cày
ruộng.

Tôi hỏi vui mấy anh em từng cùng mình vào sinh ra tử:

- Sau này anh em ta nuôi bồ nhí để làm gì nhỉ?

Chúng cười đáp:

- Để thỉnh thoảng  thay đổi hương vị.

Chúng ta nuôi chó để giữ nhà, kỳ thực khi nuôi dưỡng
nó, chúng ta đâu có giao ước với nó là lớn lên phải giữ nhà cho chủ và nó cũng
đâu đã nhận lời hứa đó. Loài chó không phải sinh ra là để giữ nhà, chẳng qua
thấy ai lạ, ai không quen là chúng lại xông ra sủa cắn. Thấy chó sủa người lạ,
chúng ta nghĩ rằng loài chó biết giữ nhà giữ của cho mình. Nhà mình mình giữ, đồ
mình mình cất. Chó nào đâu biết của cải mình cất giữ ở đâu mà canh. Đến lúc mất
đồ, thành thử ra chúng ta lại đánh đập chửi bới con chó. Nhà mình  mình
không giữ, vật của mình tại sao mình không canh, đến lúc mất đồ thay vì đánh
chửi con chó sao không đánh chính bản thân mình. Một sự vô lý chúng ta
buộc phải học trong nhà trường hiện nay.

 Khi cái tôi quá
lớn, chúng ta không biết cái đâu là đúng sai đâu là phải trái. Cứ nghĩ rằng
thịt cá sinh ra là để cho con người ăn, nuôi sống con người, nên nói: “Vật
dưỡng nhân”. Nhưng thử hỏi khi bị đem ra giết thịt, các con thú có đồng ý đem
mạng sống của mình nuôi mạng người hay không? Khi mẹ tôi bắt gà làm thịt có con
nào không chạy trốn, rồi giãy rồi kêu la? Rõ ràng con gà còn sợ chết, nhưng vì
không thể chạy thoát nên chúng phải cam lòng chịu cắt tiết, chứ chúng đâu có cam
lòng đem mạng mình cho con người ăn. Rồi ngay loài súc vật to lớn như lợn bò,
khi bị giết thịt con nào cũng rống lên thảm thiết kêu la, đâu có vui vẻ, sẵn
sàng hiến thân xác mình cho đồ tể!
Nói tóm lại, tất cả những sinh vật không
phải tự nó muốn đem thân dâng cho người ăn. Nhưng vì nhu cầu thèm muốn của con
người, nên con người bắt nó làm thức ăn chớ không ai đặt để loài vật nuôi loài
người mà nói “vật dưỡng nhân”. Chứ nói “nhân dưỡng vật” chẳng ai đồng ý,
con rệp con muỗi có hút chúng ta chút máu để duy trì sự sống, giống hổ báo bắt
người ăn thịt cho qua cơn đói chúng ta cũng phải gồng mình lên chống lại khác gì con lợn con bò khi bị đưa vào lò mổ đâu.

Cuối năm 2008, tôi có đọc một bài báo về thân phận của
những tử tù trước ngày ra pháp trường. Cá biệt có một số người vui vẻ trả nợ
cuộc đời, còn phần lớn khi được đưa đi ăn bữa ăn cuối cùng, ai cũng sợ hãi, và
chốn tránh cái chết. Rồi có những tử tù nổi tiếng "yêng hùng" một thời như Khánh
Trắng, Phước Tám ngón cũng cố vẫy vùng khi bị đem buộc vào cọc. Cố giãy giụa để
khỏi phải ăn những viên đạn trong tay tiểu đội hành quyết, con vật sợ chết con
người cũng sợ chết.

 Tại sao những
người tử tù phải chết nơi pháp trường, đơn giản bởi những tội lỗi họ gây lên
quá lớn và việc loại bỏ một công dân không thể cải tạo ra khỏi xã hội đối với
giới cầm quyền và tư pháp là việc nên làm. Nhưng ai trao cho giới tư pháp và
hành pháp cái quyền lợi đó?

 Tôi không có ý
bàn tán về chính trị, cũng không vận động bỏ án tử hình tại Việt Nam. Tuy nhiên,
khi chúng ta ở dưới thấp, là những kẻ bình dân cái tôi của chúng ta vẫn còn bé
nhỏ, nhưng cũng đã làm khổ biết bao sinh linh. Đến khi chúng ta càng lên cao,
cái tôi càng lớn. Cái tôi càng lớn càng nghĩ bản thân mình quan trọng. Một
người đàn ông khi làm một người cha, anh ta được tôn vinh là người chủ gia
đình, khi anh ta đứng đầu một doanh nghiệp, anh ta được gọi là ông chủ, thậm chí khi anh ta đứng đầu một nhà nước, anh ta được gọi là nguyên thủ quốc gia. Và
rồi, cứ thế, cứ thế, cái tôi cá nhân của anh ta cứ lớn dần lên từng ngày. Khi
một người chửi vào mặt anh ta, gia đình người đàn ông sẽ không thể để yên bởi
người chồng, người cha được coi là bộ mặt của cả gia đình. Khi một thằng phản
động nào đó chửi nguyên thủ quốc gia, cả một đất nước cũng không thể để yên cho
thằng đó, bởi bộ mặt của cả một dân tộc chứ đâu có nhỏ. Lúc đó không chỉ người
đó hay một tổ chức bị xúc phạm nhưng cái tôi cá nhân của quá nhiều người cũng
đã bị xúc phạm phần nào.

 Khi trở thành quan chức, lãnh đạo của một tập
thể; tổ chức; doanh nghiệp; đảng phái bao giờ đi kèm với đó cũng là sự phục
dịch của một hay rất nhiều con người. Và việc người lãnh đạo được phục vụ
là một điều không thể chối cãi bằng những đồng tiền chính họ bỏ ra hoặc của
nhân dân đóng góp. Vậy bây giờ khi một ông tổng thống nào đó sang thăm Việt Nam, việc nghi
thức có thể bỏ qua để tránh lãng phí tiền của dân được không. Tất nhiên là
không rồi. Cụ Hồ nổi tiếng là giản dị nhưng vẫn phải giữ đầy đủ những lễ nghi
huống chi bây giờ. Tai sao vậy, bộ mặt của nhà nước, sự sĩ diện hay cái tôi
cá nhân của mỗi người đây?
Và chúng ta hãy tiếp tục tự đặt và tự trả lời
ra những câu hỏi. Cũng giống với câu hỏi “Ai giao quyền cho tư pháp và hành
pháp được quyền tử hình phạm nhân?” tôi lại đặt ra tiếp cho mình những câu
hỏi: "Những lễ nghi cấp quốc gia do ai vẽ ra và coi đó là bộ mặt của cả một đất
nước?” Tại sao khi Việt Nam
thua một đội bóng tầm cỡ châu lục không ai an ủi động viên đội tuyển thay vào
đó là thái độ chỉ trích phê phán và rồi khi đạt được một chiếc cúp cỡ khu vực
cả nước reo hò vui sướng? Vui cho đội tuyển, vui cho quốc gia hay vui cho chính
bản thân mình? Tại sao người chết rồi, người sống phải mua nhà lầu; xe hơi bằng
giấy đốt gửi xuống âm ty? Đốt cho người dưới mồ hay đốt cho chính mình?.- Trong
khi đó rất nhiều chức sắc tôn giáo, các nhà ngoại cảm nổi tiếng hiện nay vận
động việc hạn chế đốt vàng mã. Rồi chưa kể tới nhà này đi hầu đồng, thấy nhà
kia sắp lễ sang hơn đẹp hơn, nhờ được thanh đồng xịn hơn thì nổi cơn ghen đồng
ghen bóng, rồi thì….

 Chính vì bản ngã hay cái tôi cá nhân quá lớn
khiến con người mất hết lý trí, không nhận biết được lẽ thật, lúc nào cũng nghĩ
mình là trung tâm của trời đất là cái rốn của vũ trụ. Rồi thì sinh ra thù hận,
oán ghét, đấu đá, tham lam, giận giữ, si mê, rồi bản thân mình không bất hạnh
mình cũng sẽ chỉ đem bất hạnh đến cho người khác mà thôi.

 Trước đây tôi hay áp dụng câu “thương trường
như chiến trường”, và nhiều doanh nhân khác cũng vậy, làm đủ mọi chiến thuật để
loại đối thủ của mình ra khỏi sân chơi và chiếm lấy cho mình một thị trường
rộng lớn. Vậy ai là người sinh ra cái chiến trường này để cho biết bao công ty chết
yểu, và còn lại những đồng trí khác thì chơi một mình. Do mấy ông giám đốc hay
cái tôi của họ. Tất nhiên, đâu phải cứ đấu đá lẫn nhau mới có thể giàu có. Khi
chia sẻ cho nhau, mọi người cũng có thể giàu được. Nhưng vì cái tôi quá lớn lấn
át lý trí nên mới gây ra những trận chiến khốc liệt cả trong kinh doanh lẫn
trong quân đội.

Mọi khổ đau đều do bản ngã của con người gây ra

 Tiếc thay, vô hình chung không ai nhận ra rằng
mình quá coi trọng cái tôi cá nhân của bản thân mình. Chẳng hạn có một ông giám
đốc kể với bạn mình rằng:
 “Tớ mới
được sếp đề bạt làm phó tổng, thực ra cũng muốn nhận chức đó đâu, nhưng giờ
công ty đang khó khắn, tớ sợ nếu không nhận công ty sẽ không vượt qua được
khủng hoảng".

 Người bạn
thẳng tính:

- Cậu tưởng
cậu cao giá lắm sao, cậu không nhận chức vụ đó thực ra cũng chẳng sao vì còn
biết bao nhiêu thằng có khả năng cao hơn cậu rất nhiều”.

 Và vì cái
tôi cá nhân, nên ông giám đốc này giận bạn mình. Nhưng thực sự tự bản thân ông hiểu còn có nhiều
người giỏi hơn ông ta gấp trăm gấp ngàn lần, thế gian này đâu phải chỉ có mỗi
mình ông ta. Khi tôi gặp một ai đó ở trên trang Học làm giàu, chẳng may tôi
buông lời xúc phạm người đó, và có thể tôi sẽ bị treo nick vĩnh viễn. Thế nhưng tôi
khuyên thật sự các bạn, nếu tôi có chửi bạn ở trên học làm giàu, đừng ấm ức ở
trong lòng cũng đừng báo admin, và đừng nên thuê côn đồ. Bởi chính lúc đó cái
tôi cá nhân của các bạn đã làm chủ tâm trí bạn rồi đó.

 Nếu bạn
không tin, hãy gửi mail cho tôi, tôi có đủ khả năng để chứng minh cho các bạn
thấy, không hẳn bằng khả năng một mình tôi nhưng bằng tri thức của tự nhiên.

 Bởi sao vậy:
“Các
bạn có là cái quái gì đâu, các nghĩ mình hay lắm sao, giỏi lắm sao, tài lắm
sao, chém vừa thôi? Tất cả chỉ đáng vứt vào sọt rác. Bạn nghĩ mình có một tấm bằng của một
trường danh tiếng, theo học những khóa học đắt tiền và sẽ trở thành tỷ phú hay
sao, hay thật đó nhưng quá sáo rỗng. Đầy ông chẳng học gì nhưng vẫn giỏi hơn
bạn rất nhiều.
Giàu là do số phận, nếu muốn giàu, đừng nên
tham gia học làm giàu, đừng đi nghe mấy ông diễn giả lăng nhăng nữa, đi với tôi
đãi vàng ở Nghệ An, chắc chắn bạn sẽ kiếm được chục cây đem đầu tư chứng
khoán.”

 
Xin lỗi mọi người và ban quản trị một chút, đừng ban
nick tôi, cũng đừng bỏ nơi đây để đi đãi vàng vì đây chỉ là ví dụ nho nhỏ để
giúp mọi người đốn ngã cái gốc của sự khổ đau, không có ý nói xấu chửi bới mọi
người, xin lượng thứ trước…
 Xin các bạn
hãy đọc đi đọc lại, thật nhiều lần đoạn văn được viết đậm và in nghiêng  kia. Tất nhiên đây chỉ là ví dụ. Nhưng nếu lần
sau các bạn và ban quản trị có gặp bất cứ một đoạn văn nào như thế này thậm chí
nặng lời hơn. Ra ngoài đường, gặp ai đó chửi mình, đừng nên thuê giang hồ cho
tốn tiền, hay chửi lại để tốn calo. Thay vào đó là bơ đi hoặc tuyệt vời hơn là nở
một nụ cười thật tươi và cảm ơn tác giả những lời thóa mạ đó. Khi đã quen với
việc đó rồi, thậm chí tới mức trở thành những phản xạ có điều kiện các bạn đã
đốn ngã được một phần cái gốc của sự khổ đau, lúc này tâm chí bạn đã biết chế
ngự và hạ thấp cái tôi cá nhân của mình xuống rất nhiều rồi. "Ai nâng mình lên
thì sẽ bị hạ xuống còn ai hạ mình xuống thì sẽ được nâng lên- Trích kinh thánh
Luca.”

  Nhờ việc làm này, dần dần não bộ chúng ta
thích nghi với những hành động, và dần dần hạ thấp cái tôi của mình xuống. Lúc
này không còn công chúa, không còn hoàng tử, không còn ông hoàng, không còn là
số một nữa. Thay vào bạn thực sự chính là bạn.

 Còn nếu muốn đốn ngã bản cái gốc
của sự khổ đau ư, dễ lắm nhưng tôi chưa nghĩ ra.

 Đùa đấy, thực ra đã có rất nhiều
người dạy tôi cách xóa bỏ bản ngã hay cái tôi cá nhân của mình. Nghe có vẻ giản đơn thôi, nhưng mình mới
luyện tới đâu thì chỉ nên chia sẻ tới đó, hiệu quả mới cao được.

 Hy vọng rằng sau bài viết này đừng
ai chửi tôi nhưng hãy nói cám ơn nếu thấy có ích cho bản thân. Còn sau này ra
ngoài đời tôi có chằng may văng tục trước mặt các bạn, xin đừng xử hội đồng.
Tội tôi lắm bạn ơi.

 Hà Hà. – Như đã chỉ ra ở trên, cười
nhiều cũng là một biện pháp dứt bỏ khổ đau, vậy hãy đọc những truyện cười do Peter
sáng tác. Đó là những truyện hết sức buồn cười bởi chúng chẳng có gì đáng để
cho bạn cười.


Chào thân ái, và cho gửi lời chúc
sức khỏe tới toàn thể quý chị em phụ nữ cùng toàn thể chị em gái mới lớn của các
vị.- He He he- Cười (dê) nhiều dứt bỏ khổ đau. He he he.



Peter Vũ và ký giả vô danh

Đồng viết
bài…

Bàn luận chút cùng thế giới thứ 3


Đây là một vấn đề nghiêm túc và hết sức tế nhị - chỉ dành cho đối tượng 18+. Không comment cợt nhả và có thái độ phân biệt đối xử.


I

Hiện tại tôi đang tư vấn cho một nhóm thành viên của diễn đàn Táo Xanh và hội thanh thiếu niên Phật Tử chùa X. Họ là những con người thuộc thế giới thứ ba. Khi viết bài viết này, tôi đã xin phép và nhận được sự đồng ý, chia sẻ của cả nhóm. Tôi tư vấn cho mười con người này các vấn đề về tâm sinh lý, tâm linh lẫn cuộc sống thường ngày. Không phải bởi những bất ổn về giới tính khiến tôi nhận lời làm tình nguyện viên. Tôi cũng chẳng phải là gay, trong mắt họ tôi cũng đâu có nhan sắc. Sự thật quan trọng hơn, tôi thích phụ nữ hơn nam giới.

Mục đích chính của công việc không ăn lương này, là giúp những người có cái cuống đàn ông mang tâm hồn một người con gái được sống và trở thành con người họ muốn hướng tới. Khi đó, họ sẽ thực sự trở nên hạnh phúc với chính con người mình chứ không phải giả dối và bất hạnh khi diễn một vai diễn ngoài đời thường. Tôi cũng rất hạnh phúc khi đã đem sẻ chia giá trị của bản thân mình cho những người xung quanh.

II

Bạn sẽ chỉ hạnh phúc khi bạn là chính bạn, còn nếu bạn hạnh phúc với một vai diễn ngoài cuộc sống bạn vẫn là chính bạn nhưng đồng thời bạn trở thành chính vai diễn nào đó. Ai cũng nghĩ rằng mình đúng, tôi và các bạn cũng như vậy cả thôi. Ai cũng đúng. Bản thân những người bị xã hội coi là pê-đê, gay, đồng tính, biến thái, họ cũng đúng, ít nhất là với bản thân và những người giống như họ. Khi chưa làm qua công việc này, tôi hiếm có những dịp được tiếp xúc và chia sẻ quan điểm sống của mình với nhóm giới tính thứ ba. Tư vấn giúp một người đàn ông, không khó lắm. Tư vấn cho phụ nữ, có khó hơn một chút. Nhưng để tư vấn cho gay và lesbian lại là cả một vấn đề quá phức tạp. Bạn không thể biết họ bao nhiêu phần trăm là xx, bao nhiêu phần trăm là xy. Việc đầu tiên khi tiếp xúc với nhóm người này, tôi phải học, học rất nhiều, kể cả cách trở thành một dân gay.

Trong đầu mình đang nghĩ rằng mình là một thằng con trai độc thân, chưa vợ, chưa người yêu, yêu mến phụ nữ, nay phải biến đổi đi một chút, quả là đáng sợ. Độc thân vẫn độc thân, chưa vợ con, chưa người yêu vẫn vậy. Nhưng thay vì thích phụ nữ, tôi phải học cả cách thích cả nam giới. Học cách trang điểm của chị em phụ nữ, học cách sơn sửa móng tay rồi nấu ăn vv và vv. Chắc các bạn nam cũng hiểu việc hôn một người phụ nữ tuyệt diệu đến đâu, nhưng cũng nên hiểu hôn một người nam giới tuyệt diệu như thế nào. Tôi không biết bởi tôi chưa hôn bất cứ ai ngoài mẹ cùng các em nhỏ và đứa cháu hai tuần tuổi, nên vấn đề này tôi không dám chia sẻ.  Còn ai muốn biết cứ thử sẽ thấy.

III

Chúng ta bị kìm kẹp bởi những khuôn khổ của mọi người trong gia đình và xã hội định sẵn. Đôi lúc chúng ta thấy rằng mình cần phải phá bỏ những khuôn khổ đó để cảm thấy hạnh phúc. Có người nghĩ rằng mình cần phải trở thành doanh nhân thay vì trở thành giáo sư như cha mẹ bạn mong muốn, bạn không sai khi bạn thấy điều đó cần thiết và quan trọng đối với cuộc đời bạn. Đời bạn là của bạn, bạn có quyền định đoạt lấy nó hoặc giao lại cho một ai. Bạn mong muốn cưới một cô vợ đẹp hoặc một anh chồng giàu trong khi gia đình vẫn giữ thói cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy. Tôi ủng hộ bạn nếu bạn thấy rằng một nửa đó giúp bạn đạt được điều mình thực sự mong muốn. Và những người các bạn gọi là gay hay les cũng vậy, tôi ủng hộ những người đó nếu họ muốn yêu và kết hôn với người cùng giới tính với mình. Mặc dù gia đình ngăn cản, mặc dù xã hội đàm tiếu, nếu họ cảm thấy rằng đó mới thực sự là hạnh phúc. Và không chỉ vậy, tôi còn phải cảm phục họ. Không phải vì kinh nghiệm tình dục đồng giới nhưng bởi họ có nghị lực vượt qua mặc cảm của bản thân, sự chống đối của dư luận để trở thành con người mình mong muốn. Làm tất cả nếu bạn cảm thấy thực sự hạnh phúc, còn nếu không hạnh phúc mọi người vẫn có cơ hội làm lại từ đầu. Tôi không phải gay, nhưng tôi ủng hộ tình yêu và kết hôn đồng giới.
IV

Xin lỗi mọi người, bởi tôi không phải là người đi đòi sự bình đẳng cho thế giới thứ ba, cũng không muốn bài viết của mình trở thành một giáo trình môn giáo dục giới tính. Nhưng quả thực, đây là một trong những điều hết sức quan trọng và cần thiết khi chúng ta làm giàu.



Trong hồ sơ xin việc, trong sơ yếu lý lịch của mỗi cá nhân, mọi người phải khai đầy đủ mọi thông tin cần thiết như họ tên, nguyên quán, giới tính, số chứng minh nhân dân, cùng rất nhiều bằng cấp, chứng chỉ. Nhưng những tờ giấy đó có thực sự phản ánh đúng con người bên trong bạn hay không, hay chỉ một khía cạnh nào đó. Giống như việc một con voi bị chia nhỏ từng bộ phận rồi xếp theo đúng thứ tự ABC từng bộ phận một để đưa vào từ điển sinh học. Thế giới thứ ba ở Việt Nam cũng như trên mạng hoclamgiau.vn chưa từng được công nhận. Mọi hành vi tình dục đồng giới bị coi là dâm ô, là biến thái và bị chính quyền cấm đoán. Đơn giản trong mục đăng ký thành viên, phần giới tính vẫn chỉ có hai ô nam – nữ (Male – Female). Tất cả những điều này có mục đích gì? Tại sao lại như vậy? Tại sao giới tính thứ ba chưa được thừa nhân? Trong khi đó, sự thực cho thấy, những con người bị cho là khác biệt, phần lớn trong số họ rất giàu có và hạnh phúc theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Chúng ta đang tước đi sự hạnh phúc của họ chăng, và bắt họ quay trở lại những khuôn khổ từ ngàn đời xưa định sẵn. Đó là gì, là đàn ông phải mặc quần, còn phụ nữ mặc váy.

Nhiều bạn làm kinh doanh đa cấp, nhất là những người đã từng có thâm niên trong ngành cũng hiểu rõ sự khó khăn khi MLM có mặt tại Việt Nam ra sao.

Tôi không phải là người trong ngành, và đã tuyên bố không bao giờ theo ngành này, nhưng tôi tôn trọng tất cả thủ lĩnh của các công ty kinh doanh mạng cũng giống như việc tôi tuyên bố tôi không, sẽ không bao giờ trở thành gay và chỉ yêu và kết hôn với người phụ nữ mình thực sự mong muốn, nhưng bản thân tôi sẵn sàng trở thành một người bạn với những người đồng giới.

Khi kinh doanh mạng ở Việt Nam, những người đi tiên phong trong ngành bị cho là những kẻ lừa đảo, những kẻ xấu xa. Hình thức kinh doanh mới này cũng gặp rất nhiều trở ngại từ hàng rào pháp lý. Nhưng sự thực cho thấy có quá nhiều người đã trưởng thành và đạt được những thành công lớn. Chúc mừng những vị thủ lĩnh đó, lời chúc mừng của tôi chưa thấm vào đâu so với những gì các vị đáng nhận được.

Khi chúng ta nhìn một vấn đề dưới một góc cạnh của cuộc sống, chúng ta sẽ chỉ thấy được một mặt của một vấn đề. Có thể ổn, có thể không. Một ông bác học khi nhìn vào cây thập giá sẽ bảo rằng: “Ồ không, làm gì có chúa, làm gì có chuyện chúa làm ra con người. Tôi tin vào thuyết tiến hóa. Chỉ có khoa học mới đủ sức chứng minh mọi việc trên thế gian và làm cho cuộc sống con người thêm tốt đẹp”. Ngược lại, khi một mục sư hay linh mục nhìn vào cây thập giá đó là thái độ cung kính, với đôi mắt yêu mến và những gì thiêng liêng nhất các vị đó có thể cảm nhận được. Thập giá trong họ không phải là chúa, nhưng là biểu hiện lòng thương của thiên chúa. Ngay lúc đó, trong não bộ của họ làm gì còn thuyết tương đối hay thuyết tiến hóa mà chỉ có ơn cứu độ của chúa Giêsu kitô. Và trong tác phẩm Ruồi Trâu nổi tiếng, với cách nhìn về cây thập giá của nhân vật chính hay ông tác giả “Chúa chỉ là một tượng đất, đập một búa là vỡ.”

Ông linh mục đúng, nhà bác học đúng, hay tác phẩm Ruồi Trâu đúng đây. Tôi không biết, và cũng không nên biết ai đúng ai sai. Bởi nếu thập giá hay khoa học có thể đem lại hạnh phúc cho tôi thì đều có giá trị cả. Chúng ta cũng giống như những thầy bói mù, cố đoán xem hình dạng một con voi. Và xét đoán mọi việc đều chỉ dựa vào cảm giác hay nói đúng hơn là dựa vào những sự phản hồi của sự vật sự việc chúng ta muốn xét đoán. Cảm nhận được nhiều, chúng ta thấy nhiều mặt của một vấn đề, không cần nói ra nhưng quả thực trong não bộ đã lưu trữ một tệp tin chứa những gì chúng ta biết. Thầy bói cũng vậy, các vị đó không thể nhìn thấy sự vật nên phải dùng cảm giác để xét đoán hình giáng con voi. Mỗi vị sờ một bộ phận, và tả con voi giống với con vật mà họ có thể cảm nhận được.

Thế giới thứ ba, kinh doanh đa cấp, kinh doanh truyền thồng, làm giàu, hay thất bại cũng đều như vậy cả thôi.
Bạn xét đoán mọi thứ chỉ bằng việc cảm nhận những thông tin mình đón nhận được bằng suy nghĩ, bằng tai, bằng mắt. Nhưng đó là những cảm nhận không trọn vẹn. Vì nó không trọn vẹn, thành ra bạn đúng nhưng vẫn sai. Làm giàu có thể học được đúng với một số người, nhưng vẫn sai. Giàu do số định trước, đúng nhưng vẫn sai, tư duy triệu phú, đúng nhưng vẫn sai, và ngay cả bài viết này đúng nhưng vẫn sai.

V

Đúng sai hỗn độn, thành ra các bạn sẽ chẳng biết đâu mà lần. Vậy chúng ta hãy thử làm một ví dụ nho nhỏ thôi. Nhắm mắt lại và tưởng tượng Peter khai trương một nhà hàng cỡ năm sao, và bạn sẽ là một khách mời của Peter:

Ngày hôm đó, Peter đích thân nấu những món ăn sở trường để đãi khách và sẽ đưa ra bốn món miễn phí trong mâm để tặng mọi người. Nhưng mỗi người sẽ chỉ được chọn 1 trong bốn món đó. Yên tâm, đồ ăn Peter làm món nào cũng ngon và đầy đủ dinh dưỡng. Nhưng bạn sẽ chọn món nào làm món miễn phí trong bốn món sở trường của Peter:

 - Ốc cuốn lươn.

- Vịt hầm thuốc bắc.

- Cua nướng ướp rượu vang trắng.

- Bạch tuộc chiên.

Nói lên món ăn mình sẽ chọn, và nhớ comment ở dưới, bạn có thể sẽ là một trong nhưng người may mắn được dùng món ăn đó trong tương lai bằng chính tay nghề của Peter. Nhưng chỉ được chọn một trong các món ăn đó, và giải thích tại sao bạn lại thích món ăn đó (Viết đến đây cũng đã 1 giờ sáng rồi, bụng đói meo. Có lẽ tôi xin phép xuống bếp làm một món ăn tạm rồi sẽ thức đêm để viết tiếp).

Cuộc sống cho ta khá nhiều sự lựa chọn, và mỗi tình huống sẽ khiến chúng ta có những phương án khác nhau. Ví dụ trên cho thấy bạn cũng có quyền đưa ra một phương án duy nhất. Với những người đang đói như tôi, sẽ không mấy khó khăn khi đưa ra quyết định đêm nay mình sẽ lót dạ bằng món gì: mỳ ý sốt bò băm; cơm gà; bánh mỳ trứng; hay đồ ăn fastfood. Và đêm nay tôi chọn cơm rang thập cẩm. Nhiều người cũng chẳng phải đắn đo nhiều khi quyết định xem tối nay gia đình ta sẽ ăn món gì, bởi ăn gì cũng sống được qua ngày. Với việc thi trắc nghiệm sẽ căng thẳng hơn một chút. Chỉ có một phương án đúng. Sự lựa chọn trong cuộc sống vừa giống như làm một bài trắc nghiệm chỉ có một phương pháp đúng, nhưng đôi lúc làm cách nào cũng đúng.

Chính vì vậy mới sinh ra những yếu tố như may rủi, đỏ đen, và một lần nữa tôi lại khuyến khích mọi người thêm khoản đánh bạc, nếu quả thực các bạn có thể giàu bằng lĩnh vực này. Khi up bài này lên mạng tôi đoán lô về 42. Đánh bạc cũng là chọn lựa, một sự chọn lựa, chưa cần biết đúng sai nhưng khá nhiều người đã lao vào thay vì đi đầu tư bất động sản. Ở đó kiểu gì cũng chỉ có hai kết quả thắng hoặc thua. Vậy hãy thử làm một con lô 42 xem sao, biết đâu tôi sẽ thắng đậm bằng con lô này. Nhưng nói trước là số tôi không giàu lên bằng bài bạc.

Cuộc đời có vô số sự lựa chọn, và chúng ta buộc phải chọn lựa một lối đi cho cuộc sống của mình. Khi cảm thấy mình đang đi đúng đường, có thể bạn vẫn sẽ rơi xuống hố. Khi vướng vào vũng sình, có thể dưới đó là cả một mỏ kim cương. Đi theo kiểu nào chăng nữa, với tác động của thời gian, tác động của môi trường, tác động của xã hội, chúng ta cũng đều lôi nhau xuống mồ cả. Kết cục kiểu gì cũng như nhau, nhưng chỉ có cách chết có thể khác nhau thôi. Thành ra làm kiểu gì cũng đúng, và nhìn nhận vấn đề kiểu gì cũng đúng, ít nhất là với tôi hoặc bạn. Lo gì thất bại, khi bạn thất bại bạn thấy rằng lựa chọn của mình trong quá khứ là sai, khi biết lựa chọn đó là sai, bạn sẽ thức tỉnh. Lấy vợ cũng vậy, khi hôn nhân biến đổi từ hạnh phúc trở thành địa ngục, có nên tiếp tục sống với địa ngục hay không hay tìm cho mình những hướng đi mới hơn, như hòa giải, ly dị, tuyệt vời hơn nữa là cặp bồ.

VI

Vậy có thực sự cần thiết khi nghĩ rằng bản thân mình đang làm đúng hay sai và khi kết quả của mọi con người đều như nhau, và kết quả của hành động nằm ở tương lai chứ không ở hiện tại. Chính vì kết quả nằm ở tương lai chỉ có thầy bói mới biết tốt xấu ra sao. Và tôi bói luôn cho mọi người một quẻ rằng sau này bạn sẽ chết, quá chuẩn còn gì nữa. Còn chết thế nào lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Nhưng chết là hết, đi kiểu gì cũng sẽ tới đích, dù đi bộ đi xe hay đi máy bay. Quan trọng là bao lâu bạn tới đích mà thôi. Bạn làm kiểu gì cũng sẽ giàu trong mắt nhiều người, quan trọng là giàu tới mức độ nào mà thôi. Và dù bạn nhận ra mình giàu hay nghèo, bạn cũng hiểu rằng mình là một sinh vật sống, là con người và mình phải trải qua mọi giai đoạn của cuộc đời như theo quan niệm của nhà Phật là sinh lão bệnh tử.

Không phê phán hành động đúng hay sai nếu những gì mình nhận được chưa thể hiện được điều đó có tốt với bản thân mình hay không. Chẳng nên dại dột từ bỏ những lựa chọn đó để gượng ép bản thân mình trở thành một con người khác, khi bạn hiểu rằng những giá trị bên trọng bạn thức sự đêm lại lợi ích cho một số người trong đó có bạn.

Chúng ta lệ thuộc vào nhiều người và hãy thử tưởng tượng sự biến đổi dần dần, chậm rãi của một con người từ từ sẽ khiến mọi người xung ta không kịp phản ứng với những biến đổi khác, và khi người đó thực sự thay đổi não bộ của mọi người đã kịp thích nghi và điều chỉnh để nghĩ rằng người này vẫn thế. Trong khi chúng ta và những người xung quanh đổi thay từng ngày nhưng không biết rõ ràng mình đang thay đổi.

Khi có một thay đổi quá nhanh, người xung quanh rất dễ sốc với những thay đổi đó và sẽ đi kèm là những phản ứng mạnh mẽ dẫn tới việc bất bình, chống đối, cảm thông, khích lệ. Dù những thay đổi đó có cần thiết hay không.

Chính vì vậy, một bà mẹ sẽ rất bất ngờ trước việc con mình đang ở trên thành phố điện về cho gia đình và nói:

- Mẹ à, con thua nợ cá độ bóng đá năm mươi triệu, con sẽ bỏ học để kiếm tiền trả nợ.

Không cần biết phản ứng của người mẹ ra sao, nhưng chắc chắn bà đã bị sốc khi nghe tin này. Bà biết rằng: “Con bà đang đi học và trong suốt một thời gian đủ coi là dài qua con bà chỉ đi học”. Đùng một cái nghe tin con mình từ môi trường sinh viên nhảy ra môi trường ăn chơi. Một thay đổi quá nhanh.

Nhưng nếu bà ở cùng con mình hàng ngày, phản ứng của bà chắc chắn sẽ thưa thớt hơn rất nhiều, bởi trong não bà dần dần có chỗ cho sự nhượng bộ và chấp nhận với con người mới của con mình, hoặc việc kiên quyết giữ nguyên con mình như cũ. Khi có sự thay đổi, đó chỉ là những điều chắc chắn sẽ phải xảy đến mà không ai có thể ngăn cản được. Cũng giống như việc một người đang sống khỏe mạnh nhận được tin mình bị ung thư, ông ta và gia đình sẽ rất sốc. Nhưng khi gia đình cùng bản thân người đàn ông này biết được chính xác mình còn sống được bao lâu, cái chết sẽ ít đau đớn hơn rất nhiều với người thân của ông, ít nhất là so với việc ông bất ngờ đột tử. Đơn giản là gia đình đã có sự chuẩn bị tinh thần từ trước, nên nỗi đau dẫu có nhưng không còn quá bi thảm và chúng ta hãy gọi đó là sự thanh thản.

 Khi thay đổi mỗi bản thân mình bên trong cũng như bên ngoài, ai cũng đều phải bước qua một giai đoạn trung gian. Giống như việc bỏ một bộ đồ ngủ và thay vào một bộ công sở. Trước khi mặc bộ đồ công sở, chúng ta phải cởi bỏ bộ đồ ngủ. đây chính là quá trình trung gian. Sự thay đổi không phải là luôn luôn nhưng đó là cột mốc của những cuộc đời hay nói chính xác hơn đó là ranh giới của những thứ nghịch và thuận chiều nhau. Ranh giới giữa giàu và nghèo, ranh giới giữa hai giới tính bình thường và giới tính thứ ba, danh giới giữa độc thân và việc có gia đình vv và vv

Nghĩ rằng một người nghèo trở thành một người giàu khó lắm ư, không quá ư đơn giản. Bởi chỉ cần một bước tiến mọi người nghèo đều có trở thành giàu. Cũng giống như sau một ca phẫu thuật, mọi người đàn ông đều có thể trở thành đàn bà trên phương diện tâm lý lẫn thể xác.

 Tôi biết ơn và xin cám ơn những người ở giới tính thứ ba. Chỉ biết cảm ơn và chân thành cảm ơn. Nhờ họ tôi đã thấy được rõ con đường tiến tới làm giàu chỉ bằng có mấy gạch đầu dòng hay chính xác hơn là những bước đi ngắn gọn:

- Trả lời xem thế nào là hạnh phúc đối với bản thân mình.

- Trả lời  xem mình đã hạnh phúc hay chưa.

- Trả lời xem mình còn thiếu gì; đã có gì;  nên có gì, và nên vứt bỏ cái gì.

- Kiếm tìm và vứt bỏ chỉ bằng vài bước chân qua vài cột mốc của cuộc đời.

- Giữ lại mọi giá trị tuyệt vời mình nhận ra được ở cuộc sống này và tận dụng một các tối đa.

 Tôi là một người tham lam quá chăng khi giữ quá nhiều thứ mình nhận được.

Thứ Năm, 7 tháng 7, 2011

Dẹp suy nghĩ sang một bên và hành động.


Ảnh minh họa

Bình thường trước khi đưa ra một bài viết, tôi thường chăm chút cho bài viết của mình rất kỹ lưỡng, tại sao vậy, bởi mỗi một bài viết tôi coi như một đứa con tình thần,là những gì chắt lọc nhất trong tư tưởng của tôi. Nhưng với bài viết này tôi không chăm chút nhiều cho nó bởi tất cả những bài viết trước đây của tôi, tất cả chỉ là giả tạo, một lớp gỗ mục được sơn một nước sơn tuyết đẹp, cho người đời trông vào và khen hay, bởi thực sự tôi khô khan và tôi khẳng định mình khô khan như chính bài viết này vậy.

Thưa các bạn, ngày hôm nay tôi tình cờ được chứng kiến một sự việc đau lòng, một sự việc đáng lẽ ra không đáng có, nhưng nó vẫn xảy ra như một điểu tất yếu của cuộc sống, bởi dù sao đó cũng là số mệnh đã an bài. Ngày hôm nay, Tôi đã thấy một bà mẹ nghèo, ngồi bên xác đứa con gái nhỏ của mình khóc lóc dang tay xin mọi người một chút lòng chắc ẩn. Như để vơi đi phần nào nỗi đau mất con của chị, mọi người người biếu chị chục ngàn, người một trăm để chị lo hậu sự cho cháu bé.

Nếu ai đã từng mất đi người thân yêu, bạn sẽ hiểu thế nỗi đau này đau đến nhường nào. Mất hết lý trí, cầm số tiền mọi người biếu chị, chị gào thét, kêu khóc với một hy vọng mong manh đứa con sẽ quay trở về với chị, sẽ lại cùng cả gia đình chị đón cái tết nguyên đán. Tôi như lặng người đi khi chị khóc "Con ơi tỉnh lại đi con, mọi người mừng tuổi cho con này, tỉnh lại đi con..."

Tôi đâu có giàu có gì cho cam, trong người còn hơn trăm ngàn mua quà cho gia đình, nhưng tôi đành ngậm cười và tự nhủ với bản thân, "còn hơn ba chục cây số nữa, đâu phải là quá xa đâu, ta có thể đạp xe được. Nhiều người cần số tiền này hơn mình." Lòng thương thúc đẩy tôi phải làm một việc nhân nghĩa, và tôi đã đưa tất số tiền tôi có cho chị...

Thư các bạn, chúng ta đang kiếm tìm cho mình tư duy của những ông chủ, thú thực, tôi thích làm ông chủ, và có ước mơ lơn lao, và tất nhiên nhiều bạn cũng như tôi thôi. Tôi chẳng biết thế nào là tư duy triệu phú, thế nào là tư duy thịnh vượng bởi thực tế đầu óc tôi trống rỗng, trong đầu tôi không bao giờ hình thành cho mình một biểu đồ giá vàng trong suốt một tháng, cũng không định hình mình phải làm những gì để trở nên giàu có, với quan trọng là tôi sẽ giàu có, bởi một thực tế chứng minh, đường chỉ tay của bé gái xấu số quá ngắn ngủi, còn đường chỉ tay của tôi quá đẹp.

Tôi rất thích một câu nói của một vỹ nhân nổi tiếng, "Hãy cứ đi, có thể bạn sẽ đến đích". Tại sao là có thể mà không phải là chắc chắn, tại sao không phải đi đúng đường, mà đơn giản ở đây chỉ là đi. Bởi một thực tế đơn giản. Hà Nội có nhiều con đường, dù lớn dù nhỏ, có thể bạn sẽ đi đến nơi mình cần đến, nhưng cũng có thể bạn sẽ phải lạc lối trong một mê cung của những những rắc dối, và đầy những bụi gai. Giờ đây tôi thực sự nghiệm ra một điều, không một diễn giả nào có thể giúp bạn làm giàu, cũng không phải bạn biến bạn thành người giàu, mọi thứ dù chỉ một xu trong túi của bạn, một đồng tiền dường như rất nhỏ hiện nay là 200 đồng cũng có thể biến bạn thành tỷ phú, và có những thứ bạn không ngờ tới sẽ tức đi của bạn những gì bạn yêu quý nhất.

Thôi kiếm tìm cho mình một con đường đi, và cứ đi, tôi sẽ đi đến đích. Còn cái đích dành cho tôi có thể là tột đỉnh vinh quang nhưng cũng có thể là lưỡi hái tử thần đang đón chờ kẻ cô độc. Sang năm mới 2011 tôi tin tưởng vào một điều, tôi sẽ cứ đi, không cần kim chỉ nam, không cần bản đồ, tôi chỉ cần một bàn chân rắn chắc, một đôi tay kiên cường và một con tim của người lữ hành chân chính.

“Đoàn lữ hành của tôi sẽ lại tiếp bước trên đường, và giấc mơ của tôi sẽ không còn giới hạn. Ít ra là cho đến khi những viên đạn định đoạt cuộc đời tôi…khi bụi đường đã lắng xuống, tôi sẽ lại trông chờ anh, người Gypsy thôi sống đời phiêu lãng”.

Trường đời nơi tôi tốt nghiệp



Người lữ hành đúng nghĩa là người đi chỉ vì được đi; trái tim không hề vương vấn như mây bay gió thổi, anh bước theo số phận của mình. Cớ gì phải có lý do, chỉ cần một tiếng hô thôi: “Lên đường nào”

Che, người lữ hành đúng nghĩa.

Ba mẹ dạy tôi ba triết lý sống, để trở thành một người có ích:

_Sống vì đồng loại,

_Tự lực cánh sinh,

_Đi theo tiếng gọi của con tim, bằng phương tiện của trí não.

Ba điều này thực sự đã ăn sâu vào tiềm thức của anh em chúng tôi. Sống vì đồng loại: Chúng tôi làm việc không phải cho chúng tôi, đơn giản là vì lợi ích của những người thân cận bên mình và ngược lại một vài người trong số họ sống vì chúng tôi.

Tự lực cánh sinh: Bước vào cấp ba, thay vì chỉ tập trung vào việc học, tôi bước vào cuộc sống để kiếm tiền chi trả cho việc học, không phải vì nhà tôi nghèo, đơn giản ở đây tôi hiểu mình đủ sức để tự lo cho bản thân.

Đi theo tiếng gọi của con tim bằng phương tiện của trí não: Để thỏa mãn những sở thích cá nhân, tôi phải vắt óc suy nghĩ và cuối cùng tôi trở thành một người lữ hành. Thay vì được học trên ghế nhà trường, ghế đá công viên dạy tôi cách sinh tồn. Thay vì vùi mình trong những cuốn sách khô khan không có hình minh họa, tự thân tôi được tai nghe mắt thấy những điều lạ. Thay vì lắng nghe sự giảng bài của thầy cô, thiên hạ dạy cho tôi biết một cộng một không chỉ bằng hai. Và giờ đây tôi vinh dự được có tên trong danh sách sinh viên trường Đời.

Trường học dạy cho bạn lý thuyết, và trường đời dạy cho tôi nhiều thứ quan trọng hơn lý thuyết sáo rỗng. Sống không phải vì bản thân, đó là điều chính xác, nhưng điều quan trọng là bản thân ta phải sống. Một con chim dù lớn đến đâu cũng phải theo đàn bay về phương nam tránh rét, đó là thực tế. Nhưng trường đời dạy cho tôi biết một con chim dù bay xa đến đâu cũng phải nhớ về cố hương. Đời dạy tôi tất cả, đơn giản bởi tôi là một phần của đời. Những ngày tháng lang thang nơi đất khách, tôi thấu hiểu tâm trạng kẻ xa quê. Những lúc mỏi gối trong rừng sâu, tôi khao khát một vòng tay bè bạn.

Trường học dạy tôi “ai cũng phải chết”, còn trường đời dạy tôi “trước khi chết ai cũng từng được sống”. Ai cũng sẽ phải vĩnh viễn ra đi, tôi không phủ nhận điều đó. Nhưng điều quan trọng sau khi ra đi rồi chúng ta để lại được những gì cho đời.

Với tôn giáo sống để chuẩn bị cho ngày chết, còn duy vật sống đơn giản vì đang sống.

Dù theo bất cứ một chủ nghĩa hay một tôn giáo nào, không ai tránh được cái chết. Tôi theo tôn giáo, tin vào tôn giáo và tôi chuẩn bị tất cả những gì cần thiết để sau này có thể ra đi thanh thản. Đó là những gì, đơn giản là một cõi lòng bình yên và một gia tài đáng giá cho con cháu. Tôi không muốn sau này khi mình nhắm mắt xuôi tay, bạn bè tôi đứng trước mộ và bảo nhau:

_Nó đi rồi, ra đi vĩnh viễn rồi, thế là trái đất bớt đi một miệng ăn, gia đình nó bớt đi một gánh nặng.

Ngược lại tôi muốn mọi người đứng trước mộ tôi, đọc những bài kinh cầu nguyện và bảo nhau:

_Người nằm dưới mồ kia là một người lữ hành chân chính, ông ta ra đi không mang theo gì, nhưng để lại cho hậu thế thật nhiều thứ quý giá.

Nếu đã từng đọc kinh thánh bạn sẽ được biết con người ta sinh ra từ cát bụi và khi chết ta trở về cát bụi, nhưng ít ai thực sự biết được rằng trên sa mạc bao la có nhiều hạt cát và mỗi một hạt cát nay mai sẽ như nhạc của Trịnh Công Sơn: “Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi, để một mai vươn hình hài lớn dậy. Ôi cát bụi mệt nhoài, mặt trời soi một kiếp rong chơi…”

Tôi đã được sinh ra, tôi đã lớn lên, tôi đang trưởng thành, và sẽ ra đi, nhưng trước khi ra đi xin nhắn nhủ một vài điều có thể coi là di nguyện sau này của tôi dù tôi biết mình còn sống được hơn năm mươi năm nữa:

Nếu tôi chết,

Hãy hóa thân tôi vào bụi cát,

Đừng chôn tôi dưới mồ sâu huyệt lạnh,

Để tôi bay đi nhìn lại cả thế gian.

Cho tôi nghe tiếng chim hót mỗi ngày,

Và ngắm nhìn mặt trời mỗi sớm mai.

Nếu một mai,

Khi kiếp người kết thúc.

Xin đừng đem chôn cất,

Mà hóa thân thành cát bụi hư vô.

Làm giàu cần thiết hay không

 Tôi không phải là người nghèo. Điều này không có nghĩa là tôi có nhiều tiền. Nhưng tôi cũng chẳng phải người giàu, điều đó không có nghĩa tôi lắm tiền. Quan trọng hơn đó là cuộc sống ổn thỏa cứ thế đến với tôi. Tôi không phải một doanh nhân, một giáo sư hay một người có địa vị trong xã hội, khi đánh đổi một thứ mình có trong tay để lấy một thứ khác, tôi chẳng bao giờ phải phân vân chọn lựa. Đơn giản cái gì cần đến nó sẽ tự đến, còn điều gì cần đi nó sẽ tự đi.
 Chúng ta chưa bao giờ thử tưởng tượng xem một cuộc sống với thu nhập hàng tháng hơn triệu đồng với những dịch vụ cao cấp và những món hàng đắt tiền. Đơn giản bởi chúng ta nghĩ rằng một triệu là số tiền quá nhỏ. Nhưng chúng ta cũng chẳng bao giờ tưởng tượng rằng khi có trong tay một tỷ đô, chúng ta vẫn có thể lọc cọc xe đạp, ở nhà cấp bốn, mua những món hàng giảm giá và ăn những bữa cơm tại quán ăn bình dân. Đơn giản bởi một tỷ đô la đối với chúng ta là một con số quá to.
 Sẽ thật khó tưởng tượng ra một anh công nhân có một triệu nhưng tiêu mười triệu trong một đêm sẽ ra sao, và cũng thật khó tưởng tượng nổi một ông tỷ phú có cả bạc tỷ nhưng mỗi ngày chỉ dám tiêu một trăm ngàn.
 Ít tiền có phải bất hạnh hay không. Chưa chắc bất hạnh. Nhiều tiền có phải bất hạnh hay không. Có thể đó cũng chỉ là bất hạnh. Bạn sẽ không thể thỏa mãn với một triệu một tháng khi bạn muốn du lich nước ngoài, đi BMW, ở biệt thư cao cấp. Nhưng khi có cả bạc tỷ trong tay, quả thực đau đớn khi bạn không thể dùng một phần rất nhỏ trong số tiền bạn có để uống một ly trà chanh.
 Giàu chưa chắc đã hạnh phúc, nghèo chưa chắc đã khổ đau. Hạnh phúc hay đau khổ đều do con người tạo ra. Bạn nghĩ rằng mình bất hạnh hơn mọi người, bạn là kẻ bất hạnh. Khi bạn nghĩ rằng mình hạnh phúc hơn mọi người, con người bạn tràn đầy hạnh phúc. Dù tôi hay bạn bè bạn nhìn vào có thể có một cảm nhận khác. Nhưng tôi nhận xét về bạn không quan trọng bằng sự nhận xét của bạn về chính bản thân mình.
 Thời gian trước đây tôi hay tham gia thể thao mạo hiểm, và đặc biết thích neo núi. Cùng một quả núi thôi, khi bạn leo bằng những con đường mòn đã được bê tông hóa, cảm nhận của bạn sẽ khác xa nếu bạn leo núi bằng những vật dụng như đinh móc; dây cáp bảo vệ, súng phóng dây, giầy gắn đinh. Cùng một mục đích kiếm một triệu đô đầu tiên trong đời, tôi và bạn sẽ đi bằng nhiều con đường khác nhau. Có thể người tập đầu tư,người tiết kiệm, người thích cờ bạc, có người đi lừa đảo, cũng có người làm việc phi pháp; nhưng cũng có người chẳng làm gì cả và chờ đời một món tiền nào đó tự đến với mình.
 Khi tôi leo núi, dây cáp có thể bị đứt và cuộc chơi chấm dứt tại đây. Khi bạn leo bằng đường bộ, bạn cũng có thể bị sái chân và phải bỏ lại cái đích trước mặt mình. Và rồi. Khi tôi và bạn có trong tay một triệu đô cảm giác của mỗi người thực sự khác nhau.
 Với vận động viên leo núi, lên tới đỉnh núi là cả một niềm kiêu hãnh, sự tự hào của bản thân khi vượt qua cả một quảng đường gian nan, với lưỡi hái của tử thần kề bên. Với người leo bộ bằng những con đường trải bê tông, khi lên tới đỉnh cảm giác của họ cũng chỉ là những cảm xúc tuyệt diệu khi vượt qua một đoạn đường xa xăm bằng đôi chân của chính mình.
 Mọi con đường đều dẫn tới thành Rome. Khi tới được một cái đích mà mình mong muốn, ai cũng hạnh phúc cả thôi, không tính chuyện ít nhiều. Dù bạn đi bằng con đường nào. Đến được cái đích hay không, không quan trọng bằng việc bạn đến đó như thế nào và trở về ra sao. Cứ đi thôi, cái gì phải đến tự nó sẽ đến. Quan trọng là bạn muốn những cái đó đến với mình hay không.
 Hạnh phúc chỉ thực sự là hạnh phúc khi bạn thực sự cảm thấy hạnh phúc. Xin trích một đoạn nhỏ trong kinh thánh sách phúc âm Luca:
"Người gieo giống đi ra gieo hạt giống của mình. Trong khi người ấy gieo, thì có hạt rơi xuống vệ đường, người ta giẫm lên và chim trời ăn mất. Hạt khác rơi trên đá, và khi mọc lên, lại héo đi vì thiếu ẩm ướt. Có hạt rơi vào giữa bụi gai, gai cùng mọc lên, làm nó chết nghẹt. Có hạt lại rơi nhằm đất tốt, và khi mọc lên, nó sinh hoa kết qủa gấp trăm".
 Thưa anh em, cuộc sống chúng ta giống như người nông dân trong sách phúc âm vậy. Anh vãi cả trăm hạt giống ra đấy, có phải hạt nào nẩy mầm thành cây xanh rồi ra trái để anh em hưởng thụ hay không. Không phải lúc nào gieo một hạt giống sẽ được một cây trồng, hoặc giả dụ sanh được ra cây cũng chưa chắc đã được trái ngon. Nào sâu bọ, nào thời tiết, nào lý do nọ lý do kia. Cuối cùng chỉ một số hạt giống có khả năng đem lại kết quả mà thôi.
 Một ngày trong anh em xảy ra biết bao hành động tốt có, xấu có. Nhưng hành động nào đem lại cho anh em cây trái, và hành động nào mang lại cho anh em nào cơ man những khổ đau. Biết đâu chỉ một cái vươn vai khiến mọi người trở thành tỷ phú, và cả một kế hoạch lâu dài lại khiến mọi người rơi xuống vực sâu.
 Không bàn về luật nhân quả, không bàn về số mệnh, nhưng mọi người hãy hiểu cuộc sống này không hẳn như ý muốn của bản thân. Cũng giống như nỗi niềm của nông dân Việt Nam "Được mùa rớt giá, được giá mất mùa". Bạn gieo nhiều hạt mầm, nhưng bạn nào biết sau mười năm hạt mầm nào thành cây táo cây sung, hạt mầm nào là bụi gai cỏ dại.
 Tôi biết ngày mai mình sẽ làm gì, tuần sau mình sẽ làm gì, nhưng nào có biết hai mươi năm nữa kết quả thực tế của bản thân sẽ ra sao. Hy vọng càng cao, thất vọng càng lớn. Cứ làm nếu mọi người thích. Còn kết quả, hãy mặc nó. Chẳng có gì chắc chắn bạn có thể kiểm soát được tất cả mọi vấn đề từ bên trong cho tới bên ngoài. Lo nghĩ gì nhiều cho sơm bạc tóc và nhiều nếp nhăn. Cứ sống thôi, cứ học thôi, và cứ làm thôi, cuộc đời ngắn tự gang tay.
 Peter Vũ