Thứ Bảy, 16 tháng 7, 2011

Đốn bỏ cái gốc của sự khổ đau và kiếm tìm hạnh phúc

Khi còn học mẫu giáo, cô giáo thường hỏi học sinh:

- Mưa để làm gì?

Và học sinh đáp lại:

- Mưa để nhà nông làm rộng.

Một học sinh thấy vậy liền cười hỏi lại cô:

- Ngoài biển có ai làm ruộng đâu, sao trời vẫn cứ mưa?

Không ai trả lời được. Tại sao vậy, đơn giản bởi phần
lớn ông bà chúng ta gắn bó với nghề nông nhiều hơn nghề biển, cho nên chúng ta
cứ nghĩ trời mưa là để làm ruộng, trời nắng là để phơi lúa v.v... Tất cả mọi
thứ sinh ra trên thế gian này cũng để dành cho chúng ta hết. Nên nhà nông làm
ruộng gặp hạn hán cũng như ngư dân ra khơi gặp bão lớn lại than trời trách đất
không thương chúng sinh. Do chấp ngã hay cái tôi cá nhân mà mọi người nói bậy
nói càn động đến đấng tự nhiên vô hình chung, bởi theo cái vòng tuần hoàn của
tự nhiên nước bốc hơi rồi ngưng tụ mới thành mưa thành thử ra cứ nghĩ rằng mọi
thứ thuộc về tự nhiên là đều vì lợi ích của con người. Cứ nghĩ rằng mọi thứ
phải quy phục con người, trời đất thiên nhiên cũng phải quy về hướng mình, muốn gì ở tự nhiên; tự nhiên phải đáp ứng, mà không đạt được như ý thì sinh buồn giận tất
cả đều là nguyên nhân dẫn đến khổ đau. Mà  không ai hiểu rằng vô vi nhi trị, cai
trị theo lẽ tự nhiên là cái gốc của sự thành công.

Gốc rễ tạo nên cây trái, gốc rễ của sự đau khổ tạo nên khổ đau
Cô giáo lại hỏi học sinh:

- Con chó nuôi để làm gì, con gà nuôi đề làm gì, con
trâu nuôi để làm gì v.v...?

Học sinh chúng đáp:

- Con chó để giữ nhà, gà để gáy sáng, trâu để cày
ruộng.

Tôi hỏi vui mấy anh em từng cùng mình vào sinh ra tử:

- Sau này anh em ta nuôi bồ nhí để làm gì nhỉ?

Chúng cười đáp:

- Để thỉnh thoảng  thay đổi hương vị.

Chúng ta nuôi chó để giữ nhà, kỳ thực khi nuôi dưỡng
nó, chúng ta đâu có giao ước với nó là lớn lên phải giữ nhà cho chủ và nó cũng
đâu đã nhận lời hứa đó. Loài chó không phải sinh ra là để giữ nhà, chẳng qua
thấy ai lạ, ai không quen là chúng lại xông ra sủa cắn. Thấy chó sủa người lạ,
chúng ta nghĩ rằng loài chó biết giữ nhà giữ của cho mình. Nhà mình mình giữ, đồ
mình mình cất. Chó nào đâu biết của cải mình cất giữ ở đâu mà canh. Đến lúc mất
đồ, thành thử ra chúng ta lại đánh đập chửi bới con chó. Nhà mình  mình
không giữ, vật của mình tại sao mình không canh, đến lúc mất đồ thay vì đánh
chửi con chó sao không đánh chính bản thân mình. Một sự vô lý chúng ta
buộc phải học trong nhà trường hiện nay.

 Khi cái tôi quá
lớn, chúng ta không biết cái đâu là đúng sai đâu là phải trái. Cứ nghĩ rằng
thịt cá sinh ra là để cho con người ăn, nuôi sống con người, nên nói: “Vật
dưỡng nhân”. Nhưng thử hỏi khi bị đem ra giết thịt, các con thú có đồng ý đem
mạng sống của mình nuôi mạng người hay không? Khi mẹ tôi bắt gà làm thịt có con
nào không chạy trốn, rồi giãy rồi kêu la? Rõ ràng con gà còn sợ chết, nhưng vì
không thể chạy thoát nên chúng phải cam lòng chịu cắt tiết, chứ chúng đâu có cam
lòng đem mạng mình cho con người ăn. Rồi ngay loài súc vật to lớn như lợn bò,
khi bị giết thịt con nào cũng rống lên thảm thiết kêu la, đâu có vui vẻ, sẵn
sàng hiến thân xác mình cho đồ tể!
Nói tóm lại, tất cả những sinh vật không
phải tự nó muốn đem thân dâng cho người ăn. Nhưng vì nhu cầu thèm muốn của con
người, nên con người bắt nó làm thức ăn chớ không ai đặt để loài vật nuôi loài
người mà nói “vật dưỡng nhân”. Chứ nói “nhân dưỡng vật” chẳng ai đồng ý,
con rệp con muỗi có hút chúng ta chút máu để duy trì sự sống, giống hổ báo bắt
người ăn thịt cho qua cơn đói chúng ta cũng phải gồng mình lên chống lại khác gì con lợn con bò khi bị đưa vào lò mổ đâu.

Cuối năm 2008, tôi có đọc một bài báo về thân phận của
những tử tù trước ngày ra pháp trường. Cá biệt có một số người vui vẻ trả nợ
cuộc đời, còn phần lớn khi được đưa đi ăn bữa ăn cuối cùng, ai cũng sợ hãi, và
chốn tránh cái chết. Rồi có những tử tù nổi tiếng "yêng hùng" một thời như Khánh
Trắng, Phước Tám ngón cũng cố vẫy vùng khi bị đem buộc vào cọc. Cố giãy giụa để
khỏi phải ăn những viên đạn trong tay tiểu đội hành quyết, con vật sợ chết con
người cũng sợ chết.

 Tại sao những
người tử tù phải chết nơi pháp trường, đơn giản bởi những tội lỗi họ gây lên
quá lớn và việc loại bỏ một công dân không thể cải tạo ra khỏi xã hội đối với
giới cầm quyền và tư pháp là việc nên làm. Nhưng ai trao cho giới tư pháp và
hành pháp cái quyền lợi đó?

 Tôi không có ý
bàn tán về chính trị, cũng không vận động bỏ án tử hình tại Việt Nam. Tuy nhiên,
khi chúng ta ở dưới thấp, là những kẻ bình dân cái tôi của chúng ta vẫn còn bé
nhỏ, nhưng cũng đã làm khổ biết bao sinh linh. Đến khi chúng ta càng lên cao,
cái tôi càng lớn. Cái tôi càng lớn càng nghĩ bản thân mình quan trọng. Một
người đàn ông khi làm một người cha, anh ta được tôn vinh là người chủ gia
đình, khi anh ta đứng đầu một doanh nghiệp, anh ta được gọi là ông chủ, thậm chí khi anh ta đứng đầu một nhà nước, anh ta được gọi là nguyên thủ quốc gia. Và
rồi, cứ thế, cứ thế, cái tôi cá nhân của anh ta cứ lớn dần lên từng ngày. Khi
một người chửi vào mặt anh ta, gia đình người đàn ông sẽ không thể để yên bởi
người chồng, người cha được coi là bộ mặt của cả gia đình. Khi một thằng phản
động nào đó chửi nguyên thủ quốc gia, cả một đất nước cũng không thể để yên cho
thằng đó, bởi bộ mặt của cả một dân tộc chứ đâu có nhỏ. Lúc đó không chỉ người
đó hay một tổ chức bị xúc phạm nhưng cái tôi cá nhân của quá nhiều người cũng
đã bị xúc phạm phần nào.

 Khi trở thành quan chức, lãnh đạo của một tập
thể; tổ chức; doanh nghiệp; đảng phái bao giờ đi kèm với đó cũng là sự phục
dịch của một hay rất nhiều con người. Và việc người lãnh đạo được phục vụ
là một điều không thể chối cãi bằng những đồng tiền chính họ bỏ ra hoặc của
nhân dân đóng góp. Vậy bây giờ khi một ông tổng thống nào đó sang thăm Việt Nam, việc nghi
thức có thể bỏ qua để tránh lãng phí tiền của dân được không. Tất nhiên là
không rồi. Cụ Hồ nổi tiếng là giản dị nhưng vẫn phải giữ đầy đủ những lễ nghi
huống chi bây giờ. Tai sao vậy, bộ mặt của nhà nước, sự sĩ diện hay cái tôi
cá nhân của mỗi người đây?
Và chúng ta hãy tiếp tục tự đặt và tự trả lời
ra những câu hỏi. Cũng giống với câu hỏi “Ai giao quyền cho tư pháp và hành
pháp được quyền tử hình phạm nhân?” tôi lại đặt ra tiếp cho mình những câu
hỏi: "Những lễ nghi cấp quốc gia do ai vẽ ra và coi đó là bộ mặt của cả một đất
nước?” Tại sao khi Việt Nam
thua một đội bóng tầm cỡ châu lục không ai an ủi động viên đội tuyển thay vào
đó là thái độ chỉ trích phê phán và rồi khi đạt được một chiếc cúp cỡ khu vực
cả nước reo hò vui sướng? Vui cho đội tuyển, vui cho quốc gia hay vui cho chính
bản thân mình? Tại sao người chết rồi, người sống phải mua nhà lầu; xe hơi bằng
giấy đốt gửi xuống âm ty? Đốt cho người dưới mồ hay đốt cho chính mình?.- Trong
khi đó rất nhiều chức sắc tôn giáo, các nhà ngoại cảm nổi tiếng hiện nay vận
động việc hạn chế đốt vàng mã. Rồi chưa kể tới nhà này đi hầu đồng, thấy nhà
kia sắp lễ sang hơn đẹp hơn, nhờ được thanh đồng xịn hơn thì nổi cơn ghen đồng
ghen bóng, rồi thì….

 Chính vì bản ngã hay cái tôi cá nhân quá lớn
khiến con người mất hết lý trí, không nhận biết được lẽ thật, lúc nào cũng nghĩ
mình là trung tâm của trời đất là cái rốn của vũ trụ. Rồi thì sinh ra thù hận,
oán ghét, đấu đá, tham lam, giận giữ, si mê, rồi bản thân mình không bất hạnh
mình cũng sẽ chỉ đem bất hạnh đến cho người khác mà thôi.

 Trước đây tôi hay áp dụng câu “thương trường
như chiến trường”, và nhiều doanh nhân khác cũng vậy, làm đủ mọi chiến thuật để
loại đối thủ của mình ra khỏi sân chơi và chiếm lấy cho mình một thị trường
rộng lớn. Vậy ai là người sinh ra cái chiến trường này để cho biết bao công ty chết
yểu, và còn lại những đồng trí khác thì chơi một mình. Do mấy ông giám đốc hay
cái tôi của họ. Tất nhiên, đâu phải cứ đấu đá lẫn nhau mới có thể giàu có. Khi
chia sẻ cho nhau, mọi người cũng có thể giàu được. Nhưng vì cái tôi quá lớn lấn
át lý trí nên mới gây ra những trận chiến khốc liệt cả trong kinh doanh lẫn
trong quân đội.

Mọi khổ đau đều do bản ngã của con người gây ra

 Tiếc thay, vô hình chung không ai nhận ra rằng
mình quá coi trọng cái tôi cá nhân của bản thân mình. Chẳng hạn có một ông giám
đốc kể với bạn mình rằng:
 “Tớ mới
được sếp đề bạt làm phó tổng, thực ra cũng muốn nhận chức đó đâu, nhưng giờ
công ty đang khó khắn, tớ sợ nếu không nhận công ty sẽ không vượt qua được
khủng hoảng".

 Người bạn
thẳng tính:

- Cậu tưởng
cậu cao giá lắm sao, cậu không nhận chức vụ đó thực ra cũng chẳng sao vì còn
biết bao nhiêu thằng có khả năng cao hơn cậu rất nhiều”.

 Và vì cái
tôi cá nhân, nên ông giám đốc này giận bạn mình. Nhưng thực sự tự bản thân ông hiểu còn có nhiều
người giỏi hơn ông ta gấp trăm gấp ngàn lần, thế gian này đâu phải chỉ có mỗi
mình ông ta. Khi tôi gặp một ai đó ở trên trang Học làm giàu, chẳng may tôi
buông lời xúc phạm người đó, và có thể tôi sẽ bị treo nick vĩnh viễn. Thế nhưng tôi
khuyên thật sự các bạn, nếu tôi có chửi bạn ở trên học làm giàu, đừng ấm ức ở
trong lòng cũng đừng báo admin, và đừng nên thuê côn đồ. Bởi chính lúc đó cái
tôi cá nhân của các bạn đã làm chủ tâm trí bạn rồi đó.

 Nếu bạn
không tin, hãy gửi mail cho tôi, tôi có đủ khả năng để chứng minh cho các bạn
thấy, không hẳn bằng khả năng một mình tôi nhưng bằng tri thức của tự nhiên.

 Bởi sao vậy:
“Các
bạn có là cái quái gì đâu, các nghĩ mình hay lắm sao, giỏi lắm sao, tài lắm
sao, chém vừa thôi? Tất cả chỉ đáng vứt vào sọt rác. Bạn nghĩ mình có một tấm bằng của một
trường danh tiếng, theo học những khóa học đắt tiền và sẽ trở thành tỷ phú hay
sao, hay thật đó nhưng quá sáo rỗng. Đầy ông chẳng học gì nhưng vẫn giỏi hơn
bạn rất nhiều.
Giàu là do số phận, nếu muốn giàu, đừng nên
tham gia học làm giàu, đừng đi nghe mấy ông diễn giả lăng nhăng nữa, đi với tôi
đãi vàng ở Nghệ An, chắc chắn bạn sẽ kiếm được chục cây đem đầu tư chứng
khoán.”

 
Xin lỗi mọi người và ban quản trị một chút, đừng ban
nick tôi, cũng đừng bỏ nơi đây để đi đãi vàng vì đây chỉ là ví dụ nho nhỏ để
giúp mọi người đốn ngã cái gốc của sự khổ đau, không có ý nói xấu chửi bới mọi
người, xin lượng thứ trước…
 Xin các bạn
hãy đọc đi đọc lại, thật nhiều lần đoạn văn được viết đậm và in nghiêng  kia. Tất nhiên đây chỉ là ví dụ. Nhưng nếu lần
sau các bạn và ban quản trị có gặp bất cứ một đoạn văn nào như thế này thậm chí
nặng lời hơn. Ra ngoài đường, gặp ai đó chửi mình, đừng nên thuê giang hồ cho
tốn tiền, hay chửi lại để tốn calo. Thay vào đó là bơ đi hoặc tuyệt vời hơn là nở
một nụ cười thật tươi và cảm ơn tác giả những lời thóa mạ đó. Khi đã quen với
việc đó rồi, thậm chí tới mức trở thành những phản xạ có điều kiện các bạn đã
đốn ngã được một phần cái gốc của sự khổ đau, lúc này tâm chí bạn đã biết chế
ngự và hạ thấp cái tôi cá nhân của mình xuống rất nhiều rồi. "Ai nâng mình lên
thì sẽ bị hạ xuống còn ai hạ mình xuống thì sẽ được nâng lên- Trích kinh thánh
Luca.”

  Nhờ việc làm này, dần dần não bộ chúng ta
thích nghi với những hành động, và dần dần hạ thấp cái tôi của mình xuống. Lúc
này không còn công chúa, không còn hoàng tử, không còn ông hoàng, không còn là
số một nữa. Thay vào bạn thực sự chính là bạn.

 Còn nếu muốn đốn ngã bản cái gốc
của sự khổ đau ư, dễ lắm nhưng tôi chưa nghĩ ra.

 Đùa đấy, thực ra đã có rất nhiều
người dạy tôi cách xóa bỏ bản ngã hay cái tôi cá nhân của mình. Nghe có vẻ giản đơn thôi, nhưng mình mới
luyện tới đâu thì chỉ nên chia sẻ tới đó, hiệu quả mới cao được.

 Hy vọng rằng sau bài viết này đừng
ai chửi tôi nhưng hãy nói cám ơn nếu thấy có ích cho bản thân. Còn sau này ra
ngoài đời tôi có chằng may văng tục trước mặt các bạn, xin đừng xử hội đồng.
Tội tôi lắm bạn ơi.

 Hà Hà. – Như đã chỉ ra ở trên, cười
nhiều cũng là một biện pháp dứt bỏ khổ đau, vậy hãy đọc những truyện cười do Peter
sáng tác. Đó là những truyện hết sức buồn cười bởi chúng chẳng có gì đáng để
cho bạn cười.


Chào thân ái, và cho gửi lời chúc
sức khỏe tới toàn thể quý chị em phụ nữ cùng toàn thể chị em gái mới lớn của các
vị.- He He he- Cười (dê) nhiều dứt bỏ khổ đau. He he he.



Peter Vũ và ký giả vô danh

Đồng viết
bài…

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét